Đau dạ dày hiện nay rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể mắc phải. Đau dạ dày gây ra những triệu chứng khó chịu như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, chướng bụng… Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
NÊN ĐỌC: Tìm hiểu bí kíp loại bỏ chứng bệnh đau dạ dày từ thảo dược được nhiều người áp dụng
Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở bên trong dạ dày. Đặc điểm chung của bệnh là có sự xuất hiện của những cơn đau khu vực thượng vị kèm triệu chứng chán ăn, ợ chua, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất là do viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, lạm dụng thuốc Tây…

Dạ dày có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn nên khi bị đau nó sẽ không thể thực hiện được đầy đủ chức năng vốn có của mình. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, từ đó khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm và có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày có thể xảy ra với bất cứ ai, từ trẻ em cho đến người già. Vì vậy, việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả và sớm nhận biết được bệnh ngay khi vừa mắc phải.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Theo các bác sĩ, đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng thường phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt của người bệnh, cụ thể như sau:
Đau dạ dày do vi sinh vật
Nhiều loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất chính là vi khuẩn HP.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng không bị loét dạ dày,nếu không để ý sẽ khó phát hiện. Đồng thời, việc uống nhiều rượu bia, chất kích thích,, ăn thực phẩm độc hại sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày.
Do thói quen ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh, không khoa học cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đau, viêm loét dạ dày. Người có thói quen xấu trong ăn uống thường mắc phải bệnh liên quan đến dạ dày như sau:

- Ăn uống không điều độ, không đúng giờ, ăn quá khuya (sau 8h tối).
- Ăn quá no, để bụng quá đói.
- Thường xuyên ăn đồ chua, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhưng không tập trung: Vừa ăn vừa làm những việc khác như xem điện thoại, làm việc, chơi game, học bài,…
- Ăn những thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,…
- Dùng nhiều chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê.
Căng thẳng, stress gây đau dạ dày
Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Những người thường xuyên gặp áp lực thường, căng thẳng, stress sẽ có nguy cơ bị bệnh dạ dày cao hơn những người bình thường.
Mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa
Một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như bệnh về viêm – ung thư túi mật, tuyến tụy, viêm ruột,… Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của các căn bệnh tuyến giáp do tuyến này tham gia điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc kháng sinh liêu mang đến công dụng giảm đau nhanh nhưng cũng là nguyên nhân gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày. Nếu dùng trong thời gian dài, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,….
Triệu chứng đau dạ dày thường gặp
Triệu chứng đau dạ dày thường có những biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên ở một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau âm ỉ ở thượng vị gây khó chịu.

Đau ở thượng vị
Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ, tức vùng bụng, nóng rát gây cảm giác rất khó chịu.
Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn
Người bị đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn không ngon. Không chỉ thế, chứng bệnh này còn cho người bệnh không có cảm giác thèm ăn.
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Đây là triệu chứng rất dễ nhận thấy của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng gây nên sự khó chịu, thiếu tự tin cho người bệnh. Từ đó, nó làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Cảm giác buồn nôn, nôn
Nôn, buồn nôn biểu hiện rõ ràng của bệnh lý viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Nôn nhiều sẽ dẫn đến hệ lụy rách niêm mạc thực quản làm tác động cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chảy máu tiêu hóa
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng chảy máu bên trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ nôn ra máu và đi vệ sinh ra máu. Xuất hiện máu ở trong chất thải có thể màu đỏ hoặc màu thâm đen.
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp nhưng nhiều người thường có tâm lý chủ quan với nó. Bởi trong một số trường hợp, cơn đau có khả năng tự hết mà không cần can thiệp điều trị y tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia tiêu hóa nhận định, đau dạ dày nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Nhất là khi người bệnh có dấu hiệu bị nôn ói quá nhiều có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Với người bệnh nhẹ có thể gây mệt mỏi, choáng váng, người bị nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
Không chỉ vậy, nếu viêm đau kéo dài mà không được can thiệp kịp thời sẽ chuyển thành bệnh mãn tính sau này khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, bệnh nặng thì còn là tiềm ẩn của nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hay thủng dạ dày, nặng hơn nữa là ung thư dạ dày
Các phương pháp điều trị đau dạ dày phổ biến hiện nay
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa dứt điểm chứng đau dạ dày. Tuy nhiên nếu áp dụng sớm và đúng cách thì việc kiểm soát bệnh vẫn hoàn toàn có thể làm được. Dưới đây là
Sử dụng thuốc Tây y
Căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới bệnh, nhiều loại thuốc tây y có thể được chỉ định kết hợp để điều trị và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Chúng bao gồm:

- Thuốc kháng acid dạ dày
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị đầy hơi, ợ hơi
- Thuốc chống buồn nôn
- Các thuốc điều trị đau dạ dày khác: Thuốc nhuận tràng, thuốc chống tiêu chảy, thuốc chứa corticosteroid, thuốc chống co thắt dạ dày…
Sử dụng các loại thuốc trên có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau rát nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng trong việc uống thuốc (cần đúng liều lượng và đủ thời gian, theo đơn bác sĩ)để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Áp dụng chữa bệnh dạ dày bằng phương pháp dân gian
Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại vô vàn bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày dễ làm mà hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc chữa được nhiều người sử dụng nhất:
Sử dụng lá mơ
Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ (20 – 30gr).
Thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút cho sạch rồi để ráo nước. Sau đó ép hoặc giã nát lá mơ để lấy nước nguyên chất.
- Dùng uống trực tiếp hoặc pha thêm nước cho dễ uống.
Uống nghệ tươi kết hợp mật ong
Nguyên liệu: Một củ nghệ tươi đã rửa sạch, mật ong nguyên chất.
Thực hiện:
- Củ nghệ gọt phần vỏ ngoài, sau đó giã nát để lấy nước cốt.
- Pha theo công thức: Mỗi 3 thìa cà phê nước cốt nghệ pha với 100ml nước ấm và 2 thìa cà phê mật ong.
- Dùng uống vào buổi sáng khi bụng còn đang rỗng hoặc sau ăn 30 phút
Điều trị bệnh dạ dày bằng phương pháp đông y
Điều trị bằng phương pháp đông y là việc tập trung bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng đồng thời loại bỏ tác nhân gây bệnh từ bên trong. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại thảo dược lành tính và điểm mạnh là có khả năng tác động vào căn nguyên của bệnh nhờ đó an toàn và hiệu quả lâu dài.

Theo BS. Trần Hữu Hiệp (Nguyên Đại tá quân đội, Nguyên Trưởng phòng Hồi sức Cấp cứu bệnh viện Quân đội, bác sĩ cao cấp Cố vấn chuyên môn của Tập đoàn Y dược Vinamec, thuốc đông y có thể dùng để dùng cho các bệnh nhân đau dạ dày cấp tính hay mãn tính với ưu điểm là tác động từ sâu bên trong, đào sâu từ căn nguyên gốc rễ của bệnh cho hiệu quả toàn diện.
Dựa trên nguyên tắc điều trị này, BS. Trần Hữu Hiệp cùng Tập đoàn Y dược Vinamec đã đưa vào giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày Bình Vị Vinamec được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và đã được người dùng kiểm chứng. Bài thuốc giải quyết hiệu quả các vấn đề về dạ dày như Viêm loét dạ dày, xung huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hang vị, dương tính khuẩn HP… ở nhiều độ tuổi khác nhau. Kể cả trường hợp trẻ em và người cao tuổi.
Thành phần của Bình Vị Vinamec
Thành phần gồm: Mật ong, Curcumin phytosome 20% nhập khẩu ý, Curcumin thường 95%; nhôm Hydroxyd; Magie Hydroxyd; cây khôi tía, chè dây, dạ cẩm, hậu phác, mộc hương, Ổ tặc cốt, hoàng đằng, trần bì, mẫu lệ, simethicone 30%, natri bicarbonat…
Công dụng của Bình Vị Vinamec
- Hỗ trợ giảm acid dạ dày
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Giảm viêm loét dạ dày tá tràng
Ưu điểm của Bình Vị Vinamec:
- Hiệu quả cao và lâu dài lên đến 90%.
- Thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên 100% hái từ vườn dược liệu chuyên canh của Vinamec Group tại Thái Nguyên, Hải Dương mang đến sự an toàn, lành tính.
- Thuốc dạng cốm dễ uống, khả năng thẩm thấu nhanh.
- Cơ chế tác động từ bên trong giúp giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Hiệu quả được công nhận
Sản phẩm Bình Vị Vinamec đã được chứng minh thông qua khảo sát thực tế, được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinamec: Cụ thể khảo sát trên 1000 người bệnh:
- 656 người khỏi
- 242 trường hợp khỏi từ 80-95%
- 102 trường hợp thuyên giảm so với ban đầu
- Hầu hết bệnh nhân không tái phát trở lại.
Sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc. Nhờ những ưu điểm nổi bật trên mà Bình Vị Vinamec được giới chuyên gia đánh giá cao và được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Rèn luyện một số thói quen tốt dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cũng mắc bệnh dạ dày cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.
Tạo dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Ăn chín uống sôi: Không nên sử dụng các thực phẩm còn tươi sống hoặc mới chỉ được nấu chín tái, chẳng hạn như gỏi cá, nem chua…
- Chế độ ăn đúng giờ giấc. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng hoặc không để dạ dày quá đói.
- Nhai kỹ trước khi nuốt để dạ dày không co bóp quá nhiều.
- Chỉ ăn vừa đủ. Không tiêu thụ quá nhiều thức ăn một lúc sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá tải và lên cơn đau trở lại
- Sau khi ăn xong chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động thể lực mạnh gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
- Hạn chế các thực phẩm chua, gia vị cay, vị quá mặn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: không uống quá nhiều rượu, bia, thuốc lá
- Bổ sung thực thêm các loại phẩm tốt cho dạ dày như: thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, thực phẩm dễ tiêu hóa,…
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ gây đau dạ dày mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy nếu đang có thói quen này thì nên tìm cách bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Tránh lạm dụng thuốc tây
Hầu hết các loại thuốc tây khi sử dụng trong thời gian dài đều có hại đến dạ dày, gan, thận. Vì vậy, nếu có bệnh thì bạn nên thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh tránh tự ý mua thuốc về uống bừa bãi.
Giảm cân nếu cần thiết
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị trào ngược ở những người bị đau dạ dày. Tham khảo ý kiến các bác sĩ hoặc người có chuyên môn để thiết lập một chế độ giảm cân khoa học.
Kiểm soát tốt căng thẳng
Bệnh dạ dày rất dễ tái phát khi tinh thần bị căng thẳng quá mức. Bạn cần sắp xếp cho mình một lịch trình làm việc, học tập và nghỉ ngơi cho hợp lý, dành thời gian tham gia các hoạt động thể thao, xem phim, chia sẻ với người thân… để đầu óc luôn được thoải mái.
Nhìn chung, bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh rất dễ mắc phải nhưng có thể phòng ngừa và chữa trị được nếu phát hiện từ sớm. Khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh, cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh một cách khoa học.
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Giải pháp hỗ trợ điều trị đau dạ dày từ thảo dược tốt không? Giá bao nhiêu?
Giải pháp xua tan những cơn đau rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi hiệu quả bạn nên áp dụng