Sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở người Việt,xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi. Tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ được sỏi tiết niệu là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về căn bệnh này, bao gồm cả nguyên nhân, triệu chứng, các loại biểu hiện bệnh và cách thức điều trị tốt nhất.
Sỏi tiết niệu là gì?
Để hiểu được thế nào là sỏi tiết niệu, trước tiên chúng ta cần biết được thế nào là tiết niệu. Tiết niệu hay còn gọi là đường tiết niệu, hệ tiết niệu. Đây là hệ cơ quan có trách nhiệm lọc máu và bài bài tiết nước tiểu, chất độc, các sản phẩm chuyển hóa ra bên ngoài cơ thể. Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Sỏi tiết niệu là tình trạng sỏi xuất hiện trong hệ tiết niệu. Cho dù sỏi xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào cũng gây khó khăn cho hoạt động bình thường của hệ tiết niệu. Sỏi tiết niệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bài tiết nước tiểu và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tùy theo từng trường hợp bị sỏi mà dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: suy thận, viêm thận, rối loạn đường tiết niệu. Nếu tình trạng diễn biến nặng không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân và triệu chứng của sỏi tiết niệu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của sỏi tiết niệu. Tuy nhiên về cơ bản, sỏi được tạo ra do quá trình kết đọng các muối khoáng hòa tan có trong nước tiểu. Bình thường thì nước tiểu hoàn toàn vô trùng, các loại muối khoáng này sẽ hòa tan và bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi cơ thể xuất hiện các rối loạn như nhiễm khuẩn tiết niệu, lượng nước tiểu giảm, can thiệp đường niệu… thì chúng sẽ kết tinh lại, ban đầu chỉ là một nhân nhỏ, theo thời gian nếu không được phát hiện điều trị sớm sẽ lớn dần thành sỏi tiết niệu.
Các triệu chứng của sỏi tiết niệu:
- Đái máu: người bệnh tiểu ra nước có màu đỏ nhạt
- Đau hố thắt lưng, cảm giác đau gia tăng khi vận động mạnh. Có thể đau một hoặc cả hai bên thắt lung
- Đau cấp tính trong thời gian ngắn: trong một vài khoảnh khắc nào đó, điển hình là sau khi lao động nặng. Người bệnh cảm thấy quặn thận, xuất phát từ thắt lưng, lan xuống vùng bẹn và cả bộ phận sinh dục.

- Đái ra sỏi: Hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì chắc chắn đã bị sỏi tiết niệu.
- Nếu bị sỏi tiết niệu gây ứ nước sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như sốt, rét run người, đái buốt, đái rắt, buồn nôn, nhức đầu.
- Khó đái, thường bị đái ngắt ngừng: đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu ngắt lại, xuất hiện đau buốt.
Đối tượng dễ mắc sỏi tiết niệu
Theo thống kê, nam giới có nguy cơ bị sỏi tiết niệu nhiều gấp 2-3 lần so với nữ giới. Nguyên nhân do đường niệu đạo của nam dài hơn nên nước tiểu khó thoát hết được ra bên ngoài, các chất khoáng đọng lại và kết tinh. Ngoài ra, những nhóm đối tượng sau thường bị sỏi tiết niệu:
- Bẩm sinh có bất thường nơi đường tiết niệu
- Bao quy đầu bị viêm hoặc hẹp làm nước tiểu ứ lại gây đọng sỏi
- Can thiệp phẫu thuật niệu đạo
- Uống ít nước, chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều muối
- Người bệnh Sử dụng kháng sinh kéo dài
- Những người bị rối loạn chuyển hóa làm canxi tăng lên, PH nước tiêu thay đổi hình thành sỏi
- Những người thường xuyên nhịn tiêu
Các loại sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu được phân loại dựa treo nhiều cách. Trong đó phổ biến nhất là cách phân loại theo vị trí của sỏi. Theo đó, sỏi tiết niệu được phân thành 3 loại cơ bản:
- Sỏi thận: Sỏi xuất hiện ở bàng quang, bao gồm sỏi bể thận, sỏi đài bể thận, sỏi đài thận, sỏi san hô và sỏi bán san hô. Sỏi thận là một trong những loại gây biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến suy thận và tử vong.

- Sỏi bàng quang: Sỏi nằm trong bàng quang, có thể chỉ có 1 hoặc một nhóm các viên sỏi. Nguyên nhân do nước tiểu còn sót lại trong bàng quang gây nên.
- Sỏi niệu đạo: Hiếm gặp hơn hai loại kia, sỏi tồn tại trong niệu đạo, thường là do sỏi từ bàng quang di chuyển xuống. Mặc dù chỉ có khoảng 4% người bị sỏi tiết niệu bị sỏi trong niệu đạo, nhưng trường hợp này lại gây nên nhiều biến chứng khá nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu
Vài năm trở lại đây, tỉ lệ người mắc bệnh sỏi tiết niệu ngày càng tăng. Nếu như trước kia, người bị sỏi thường ở độ tuổi từ 40 trở nên thì bây giờ, thậm chí những em nhỏ từ 8-10 tuổi cũng gặp tình trạng này. Sỏi tiết niệu có nhiều diễn biến phức tạp. Do dấu hiệu ban đầu khó nhận biết, chỉ khi kích thước sỏi lớn và gây các tình trạng đái buốt hay đau nhức mới phát hiện ra. Nếu căn bệnh này để lâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: những viên sỏi có gai nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào đường niệu gây đau lưng, đái ra máu. Nghiêm trọng hơn là hoại tử đường tiểu, ứ mủ…
- Viêm thận, suy thận: sỏi chèn ép trong thận gây bế tắc thận, ứ nước tiểu. Quá trình kéo dài sẽ ức chế đến thần kinh thận, gây các cơn đau và giảm khả năng lọc nước tiểu của thận, tạo nên bệnh suy thận

- Tăng huyết áp
- Tử vong
Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng, cần đi khám ngay để tìm hiểu được vị trí sỏi để có các phương pháp điều trị kịp thời. Trong nhiều trường hợp biến chứng nặng cần phải nhập viện điều trị để bác sĩ can thiệp các biện pháp y tế nếu cần.
Cách điều trị sỏi tiết niệu dứt điểm bằng bài thuốc Tán Thạch Vương
Sử dụng các bài thuốc đông y từ lâu đã là một trong những phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi tiết niệu. Đông y gọi sỏi tiết niệu là Thạch Lâm, tùy vào từng chứng trạng của bệnh sẽ có các loại thuốc kèm hướng dẫn sử dụng phù hợp. Trong đó, Tán Thạch Vương là một trong những bài thuốc giúp loại bỏ tiêu sỏi và cân bằng sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Tán Thạch Vương gồm những vị thuốc nào?
Tán Thạch Vương gồm có 3 bài thuốc nhỏ. Với những người mắc bệnh sỏi thận, thì có thể dựa vào triệu chứng để sử dụng thuốc theo hướng dẫn sau:
- Tán Thạch Vương: áp dụng cho các trường hợp sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu. Bài thuốc gồm các thảo dược: Kim tiền thảo, Hạt chuối chát, Tỳ giải, Ngưu tất, Mã đề, Trạch tả, Kê nội kim, Ý dĩ, Diệp Hạ châu. Công dụng tiêu sỏi hiệu quả.

- Bổ Can Đan: áp dụng cho các trường hợp mới xuất hiện các triệu chứng của sỏi tiết niệu (sỏi nhỏ mới hình thành: tiểu buốt, tiết gắt, tiểu ngắt quãng). Bài thuốc này là sự kết hợp của các thảo dược: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Hoàng bá, Hoàng liên, Chi tử, Ké đầu ngựa, Khổ sâm. Bài này giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc đường tiết niệu hiệu quả, giảm các triệu chứng đau buốt. Nó còn lợi mật, hỗ trợ quá trình lọc chất thải của đường tiết niệu.
- Bổ Thận Hoàn: áp dụng cho trường hợp hỗ trợ hoạt động của thận, đào thải lọc các chất độc và tán sỏi, cặn sỏi ra ngoài. Bài thuốc gồm Cẩu tích, tục đoạn, Đỗ trọng, Ba kích, Thục địa, Ngũ vị tử, Kỳ tử. Bài thuốc này giúp hoàn thiện quy trình điều trị sỏi đường tiết niệu, trả lại một hệ tiết niệu khỏe mạnh cho người bệnh.
Đặc trị thành công nhiều bệnh sỏi
Dù là sỏi thận, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo, người bệnh đều có thể sử dụng Tán Thạch Vương để điều trị tiêu sỏi. Các thành phần thảo dược lành tính không gây tác dụng phụ, ngược lại còn giúp khí sắc hồng hào, tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, cần có sự kiên nhẫn, quá trình sử dụng đảm bảo từ 2-3 tháng để phát huy công hiệu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh sỏi đường tiết niệu. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh sớm có cách thoát khỏi các cơn đau và cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Quá trình điều trị sỏi đường tiết niệu cần đảm bảo thường xuyên, liên tục. Hơn nữa phải tuân thủ theo hướng dẫn của thấy thuốc để có được hiệu quả tốt nhất.
9 bình luận