Hệ tiết niệu đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể người. Hệ thống này giúp cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài thông qua nước tiểu. Thế nhưng, đây cũng lại là một trong những nơi có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhất trên cơ thể. Điển hình trong số đó là sỏi tiết niệu – một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng vtc14.vn tìm hiểu thêm các thông tin về căn bệnh này để có thể phòng tránh, chữa trị và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân mình.
Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu là căn bệnh được hình thành khi sỏi xuất hiện tại một trong bất kỳ bộ phận nào thuộc đường tiết niệu. Các bộ phận thuộc hệ bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tương ứng, chúng ta có các bệnh: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Trong đó, sỏi thận là bệnh thường gặp nhất tại hệ tiết niệu, chiếm 40%. Tỷ lệ sỏi niệu quản là 28%, sỏi bàng quang là 26% và sỏi niệu đạo là 4%. Hiện nay, có khoảng từ 2-10% dân số Việt Nam mắc bệnh liên quan đến sỏi đường tiết niệu. Tại khoa tiết niệu thì tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu cũng chiếm từ 40-60% tổng số các ca bệnh.
Trên thực tế, những con số này đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Sỏi đường tiết niệu không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe. Căn bệnh này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế gia đình người bệnh. Chính vì vậy mà mỗi người cần có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này.

Các nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Sỏi tiết niệu chủ yếu được hình thành từ thận đầu tiên, sau đó di chuyển đến các cơ quan khác. Nguyên nhân cũng như cơ chế hình thành nên sỏi hiện nay vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Việc hình thành nên sỏi trong hệ tiết niệu có thể được giải thích bằng 2 giả thuyết chính. Thứ nhất, sỏi hình thành do sự rối loạn về chức năng của các cơ quan, kết hợp với môi trường thuận lợi khiến các chất muối hòa tan (canxi, oxalat, urat,…) kết tinh. Sau đó theo thời gian phát triển và tạo thành sỏi.
Thứ hai, sỏi tiết niệu cũng có thể được hình thành do các dị vật xuất hiện trong đường tiết niệu. Chẳng hạn như mảnh kim khí, tế bào thoái hóa, xác vi khuẩn,… Những dị vật này hình thành nên nhân sỏi và sau đó hình thành sỏi.
Nhiều thống kê cho thấy, bệnh sỏi tiết niệu thường được phát hiện khi bệnh nhân đi khám một bệnh khác. Điều này có nghĩa là những triệu chứng ban đầu của bệnh khá âm thầm và khó phát hiện. Khi sỏi đã lớn hơn, các triệu chứng cũng rõ rệt hơn, điển hình nhất là các cơn đau.
Cơn đau xuất hiện thường xuyên tại vùng bụng. Bên cạnh đó, cơn đau cũng có thể xuất hiện tại vùng thắt lưng tại vị trí 2 quả thận. Một số triệu chứng đi kèm bao gồm nôn hoặc buồn nôn, kết hợp với chướng bụng. Bệnh nhân cũng có thể gặp triệu chứng đái máu, đái rắt, đái buốt hoặt bí đái. Khi gặp những triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
>>> Xem thêm: Bệnh sỏi thận – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị<<<
Sỏi tiết niệu thường gặp ở những đối tượng nào?
Các thống kê cho thấy nam giới thường mắc sỏi tiết niệu nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh trung bình của nam giới là từ 20 đến 40 tuổi. Tuy nhiên, từ tuổi 55 trở đi, tỷ lệ mắc sỏi của nữ giới lại tăng cao. Một trong những nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết tố nữ ở tuổi mãn kinh.
Trẻ em cũng có thể mắc căn bệnh này. Độ tuổi thường gặp nhất là dưới 10 tuổi. Độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi lại ít gặp hơn. Những người sống tại khu vực nông thôn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thành thị. Đặc biệt, người dân sống tại khu vực ven biển và đồi núi đá vôi cũng có nguy cơ mắc rất cao.
Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng rất dễ mắc bệnh sỏi tiết niệu:
– Những người có dị tật bẩm sinh tại hệ tiết niệu do di truyền.
– Trong gia đình đã từng có người mắc căn bệnh này.
– Người bệnh đã điều trị nhiều bệnh liên quan đến hệ tiết niệu.
– Người cao tuổi, những người uống ít nước.
– Những người có thói quen nhịn tiểu.

Phân loại sỏi tiết niệu
Xét theo vị trí của sỏi tiết niệu, chúng ta có thể phân loại thành 3 loại chính: sỏi bàng quang, sỏi thận và sỏi niệu đạo.
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang có thể được hình thành qua 2 nguyên nhân chính:
– Sỏi hình thành từ thận có kích thước nhỏ, sau đó trôi qua niệu quản xuống bàng quang.
– Không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Nước tiểu sau đó sẽ đọng và kết lại với nhau hình thành các tinh thể khoáng chất – sỏi.
Sỏi bàng quang chủ yếu gặp ở nam giới, những người trên 50 tuổi. Khi mắc bệnh sỏi bàng quang, người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng dưới dữ dội hoặc âm ỉ. Đặc biệt sẽ gặp các vấn đề liên quan đến tiểu tiện như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… Sỏi bàng quang có thể điều trị nhờ phương pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật.
Sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến hệ tiết niệu. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm nhất bởi có liên quan trực tiếp đến thận – cơ quan giữ vai trò chủ yếu trong việc lọc máu, thải độc cho cơ thể.
Sỏi thận được hình thành từ những tinh thể muối khoáng, tinh thể rắn trong nước tiểu. Sỏi thận có thể mang nhiều kích thước khác nhau. Sỏi nhỏ có thể di chuyển đến các bộ phận khác như niệu đạo, bàng quang. Các viên sỏi cỡ lớn có kích thước lên đến cả chục cm sẽ làm lấp đầy bể thận, chặn đường tiết niệu, dẫn đến cơ thể không thể đào thải nước tiểu ra ngoài.

Sỏi niệu đạo
Chỉ có khoảng 4% những người có sỏi liên quan đến đường tiết niệu là sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá chủ quan với căn bệnh này. Nguyên nhân chính dẫn đến sỏi niệu đạo chính là do sỏi từ bàng quang di chuyển xuống. Khi nước tiểu bị mắc lại, không thể đi ra ngoài, các tinh thể có điều kiện kết tinh lại khiến kích thước của sỏi ngày một lớn hơn. Sỏi niệu đạo thường chỉ có 1 viên và mang hình thoi.
Những biến chứng nguy hiểm
Sỏi tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
– Có thể dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận và suy giảm chức năng của thận.
– Khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, cạnh sỏi sắc có thể làm tổn thương các cơ quan. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây viêm thận, viêm niệu quản,…
– Sỏi phát triển với kích thước lớn có thể gây suy thận cấp, suy thận mãn tính. Người bệnh có thể phải lọc máu, chạy thận để duy trì sự sống.
Bài thạch khang – bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu dứt điểm
Đối với sỏi có kích thước lớn, bệnh nhân cần được phẫu thuật và tán sỏi kịp thời. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sỏi nhỏ, người bệnh có thể sử dụng thuốc để làm tan sỏi. Một trong những bài thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Bài thạch khang.
Đây là một bài thuốc có sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền. Thành phần chủ yếu của thuốc bao gồm: kim tiền thảo, nhân trần, uất kim, bạch mao căn,… Theo các chuyên gia, các vị thuốc này có tác dụng a xít hóa nước tiểu, do đó có thể làm bào mòn sỏi nhanh chóng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế chứng nhận và được người tiêu dùng đánh giá rất cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về sỏi tiết niệu. Hy vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn khái quát và đúng đắn hơn về căn bệnh này.
>>> Tham khảo: Điều trị dứt điểm sỏi mật tại phòng khám Đồng Đội<<<
7 bình luận